DU HỌC

LÀM NÊN CHIẾN THẮNG CHO KHÁCH HÀNG

DU HỌC

01/10/2018 Dự án tiêu biểu DU HỌC Tư vấn đầu tư và du học 0
Du học mở ra cơ hội tiếp xúc với nền văn minh hiện đại, tiên tiến trên thế giới, cũng như việc hứa hẹn cho con đường tương lại tươi sáng hơn. Du học Mỹ là lựa chọn hàng đầu của nhiều bạn sinh viên khi có ước mơ du học và để du học thành công, bạn cần tìm hiểu thông tin về những điều cần biết trước khi du học mỹ để có sự chuẩn bị tốt nhất.
Nước Mỹ, còn gọi là Hoa Kỳ, tên đầy đủ là Hợp chúng quốc Hoa Kỳ (tên tiếng Anh: United States of America), là một cộng hòa lập hiến liên bang gồm có 50 bang và một đặc khu liên bang. Quốc gia này nằm gần hoàn toàn trong tây bán cầu: 48 bang lục địa và thủ đô Washington D.C., nằm giữa Bắc Mỹ, giáp Thái Bình Dương ở phía tây, Đại Tây Dương ở phía đông, Canada ở phía bắc, và Mexico ở phía nam. Bang Alaska nằm trong vùng tây bắc của lục địa Bắc Mỹ, giáp với Canada ở phía đông. Bang Hawaii là quần đảo bao gồm 19 hòn đảo kéo dài 2.400 km nằm giữa Thái Bình Dương. Ngoài 50 bang chính thức Hoa Kỳ còn có 14 vùng lãnh thổ hay còn được gọi là vùng quốc hải rải rác trong vùng biển Caribbe và Thái Bình Dương.
Với 3,79 triệu dặm vuông (9,83 triệu km²) và 316 triệu dân, Hoa Kỳ là quốc gia lớn hạng ba về tổng diện tích và hạng ba về dân số trên thế giới. Hoa Kỳ là một trong những quốc gia đa dạng về chủng tộc nhất trên thế giới, đó là kết quả của những cuộc di dân đến từ nhiều quốc gia khác trên thế giới. Nền kinh tế quốc dân của Hoa Kỳ lớn nhất trên thế giới (tính trên giá trị thực tế, với tổng sản phẩm nội địa (GDP) được ước tính cho năm 2015 là trên 18,1 ngàn tỉ đô la (khoảng 23% tổng sản lượng thế giới dựa trên GDP danh định, và gần 21% sức mua tương đương). GDP bình quân đầu người của Hoa Kỳ là 56.421 đô la, đứng hạng năm thế giới theo giá trị thực và hạng mười theo sức mua tương đương.
Quốc gia Hoa Kỳ được thành lập ban đầu với mười ba thuộc địa của Vương quốc Anh nằm dọc theo bờ biển Đại Tây Dương. Sau khi tự tuyên bố trở thành các “tiểu quốc”, cả 13 cựu thuộc địa này đã đưa ra tuyên ngôn độc lập vào ngày 4 tháng 7 năm 1776. Các bang nổi loạn đã đánh bại Đế quốc Anh trong Chiến tranh Cách mạng Mỹ, đây là cuộc chiến tranh thuộc địa giành độc lập đầu tiên thành công trong lịch sử. Hội nghị Liên bang quyết định sử dụng bản Hiến pháp Hoa Kỳ hiện tại vào ngày 17 tháng 9 năm 1787. Việc thông qua bản hiến pháp một năm sau đó đã biến các cựu thuộc địa thành một phần của một nước cộng hòa duy nhất. Đạo luật nhân quyền Hoa Kỳ gồm có mười tu chính án hiến pháp được thông qua năm 1791.
Theo tư tưởng Vận mệnh hiển nhiên (tiếng Anh: Manifest Destiny), là một niềm tin rằng Hoa Kỳ có vận mệnh mở rộng lãnh thổ từ duyên hải Đại Tây Dương đến Thái Bình Dương, Hoa Kỳ đã bắt đầu cuộc mở rộng lãnh thổ mạnh mẽ trên khắp Bắc Mỹ trong thế kỷ 19. Sự kiện này bao gồm việc thay thế các dân tộc bản địa, sát nhập đất đai mới, và từng bước thành lập các bang mới. Nội chiến Hoa Kỳ kết thúc chế độ nô lệ tại Hoa Kỳ và ngăn ngừa sự chia xé quốc gia. Đến cuối thế kỷ 19, Hoa Kỳ đã mở rộng đến Thái Bình Dương, và trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Chiến tranh Tây Ban Nha-Hoa Kỳ và Đệ nhất Thế chiến đã xác định vị thế cường quốc quân sự toàn cầu của Hoa Kỳ. Đệ nhị Thế chiến đã xác định vị thế siêu cường toàn cầu của Hoa Kỳ, là quốc gia đầu tiên có vũ khí hạt nhân, và là một trong năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Là siêu cường duy nhất còn lại sau Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ được nhiều quốc gia nhìn nhận như là một thế lực quân sự, văn hóa, và kinh tế có ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới.
Du học Mỹ là cả một hành trình dài, trong đó quá trình chuẩn bị thường kéo dài đến vài năm. Trong quá trình này, bạn phải biết đến điều kiện du học, các thủ tục, giấy tờ cần chuẩn bị, tìm hiểu về văn hóa Mỹ, thủ tục, giấy tờ tiến hành ra sao. Để định hướng đúng có có sự chuẩn bị tốt nhất cho tương lai bạn cần tìm hiểu thông tin càng sớm càng tốt. Việc liệt kê những điều bạn cần biết khi trước du học Mỹ sẽ giúp bạn tổng hợp thông tin dễ dàng hơn.
     Tìm hiểu về điều kiện du học Mỹ
Điều kiện du học Mỹ là một trong những điều cơ bản nhưng bạn cần phải biết. Tại mỗi quốc gia sẽ có điều kiện khác nhau dành cho sinh viên quốc tế, với Mỹ thì điều kiện để học sinh – sinh viên quốc tế có mong muốn du học sẽ cụ thể như sau:
Yêu cầu về học vấn từ trung bình khá trở lên, có quá trình học tập và làm việc liên tục
Độ tuổi từ 34 tuổi trở lại là độ tuổi lý tưởng để có thể xin visa du học Mỹ
Tài chính cần chứng minh gia đình có đủ khả năng tài chính để có thể chi trả học phí và phí sinh hoạt cho học sinh – sinh viên khi du học Mỹ
     Tìm hiểu về nước Mỹ
Sau khi tìm hiểu và nắm rõ điều kiện du học Mỹ, bước tiếp theo bạn nên tìm hiểu nhiều hơn về đất nước cờ hoa này. Thông tin về các thành phố, môi trường, khí hậu, văn hóa người dân bản địa hay thông tin về trường học, hệ thống giáo dục giúp bạn có định hướng rõ ràng hơn để lựa chọn được môi trường học tập, nơi sinh sống phù hợp với bản thân. Những điều mà bạn tìm hiểu được sẽ giúp ích rất nhiều khi phỏng vấn với Lãnh sự quán khi họ hỏi về những lý do khiến bạn chọn du học Mỹ hay tại sao bạn học tại ngôi trường mình đã nộp đơn theo học
     Chuẩn bị hồ sơ
Để hoàn thành thủ tục xin visa du học Mỹ bạn cần phải chuẩn bị hồ sơ hoàn chỉnh bao gồm các loại giấy tờ cần thiết như: giấy tờ cá nhân, học vấn, tài chính, thông tin người thân ở Mỹ (nếu có)… để hoàn tất thủ tục xin visa Mỹ
Bên cạnh đó, các loại giấy tờ cần chuẩn bị theo yêu cầu của Lãnh sự quán như:
I-20: Đây là giấy báo trúng tuyển vào trường tại Mỹ mà bạn đã nộp đơn xin học. I-20 giúp bạn chứng minh cho Sứ quán thấy rằng bạn đã được nhận vào học tại một trường của Mỹ.           
Điền đơn DS-160: Đây là thủ tục bắt buộc cần phải hoàn tất trước khi bạn đặt lịch hẹn phỏng vấn.
Đóng các lệ phí theo yêu cầu của Lãnh sự quán: Những lệ phí bạn cần phải đóng chẳng hạn như phí xét visa, phí an ninh (hay còn gọi là phí SEVIS)…
Vượt qua được vòng phỏng vấn: Điều đầu tiên và là tấm vé quyết định để bạn có thể được đi du học hay không là vượt buổi phỏng vấn du học Mỹ, thuyết phục Lãnh sự quán cấp Visa du học. Trong khoảng thời gian ngắn này, bạn cần cung cấp đầy đủ các giấy tờ, tự tin trả lời được các câu hỏi mà Viên chức Lãnh sự quán đặt ra. Để đạt được điều này, bạn cần thời gian chuẩn bị hồ sơ rõ ràng, chi tiết và rèn luyện phỏng vấn thường xuyên để rèn luyện phong thái tự tin nhất khi phỏng vấn.
Trong nhiều năm qua, Hoa Kỳ đã trở thành một điểm đến du học hàng đầu của học sinh Việt Nam. Giáo dục Mỹ đáp ứng hầu hết mọi nhu cầu học tập của mọi đối tượng, có nhiều trường được cấp phép nhận học sinh quốc tế theo học từ độ tuổi 12, tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là 4 chương trình du học Mỹ như sau:
     1) Chương trình trung học phổ thông tại Mỹ
Học trung học tại Mỹ có nhiều lợi thế giúp học sinh đăng ký vào các trường đại học ở Mỹ thuận lợi hơn rất nhiều so với việc đăng ký trực tiếp vào Đại học từ nước ngoài. Lý do là các chương trình đào tạo ở trường trung học của nước này đã cung cấp nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng cho học sinh, ngoài ra các học sinh có năng lực học tập cao có thể đăng ký học các môn AP để hoàn thành một số tín chỉ chương trình đại học ngay khi còn đang học trung học. Chính vì thế, nhiều chuyên gia cho rằng việc học trung học phổ thông tại Mỹ sẽ giúp học sinh quốc tế có được những chuẩn bị tốt nhất về mặt kiến thức cũng như kỹ năng trước khi bước vào ngưỡng cửa cao đẳng – đại học tại Mỹ. Năm điều mà học sinh quốc tế nhận được khi du học Mỹ từ bậc trung học là:
  • Nâng cao các kỹ năng thông thạo tiếng Anh.
  • Chọn đúng chuyên ngành phù hợp.
  • Thuận tiện hơn trong khâu nộp đơn vào Đại học.
  • Rèn luyện các kỹ năng học tập quan trọng.
  • Nâng cao kiến thức xã hội.
Trường trung học ở Mỹ thường bắt đầu từ lớp 9 đến lớp 12. Học sinh tham gia nhiều môn học nhưng không chú trọng đặc biệt trong bất kỳ lĩnh vực cụ thể nào. Học sinh được yêu cầu học một số môn bắt buộc, nhưng luôn có thể chọn các môn tự chọn. Mỗi tiểu bang đặt ra yêu cầu tối thiểu cho bao nhiêu năm của môn học bắt buộc khác nhau, nhưng thường bao gồm 2-4 năm của từng môn: Khoa học, Toán, tiếng Anh, khoa học xã hội, giáo dục thể chất; một số năm của một ngôn ngữ phụ và một số hình thức của giáo dục nghệ thuật, như chương trình y tế trong đó học sinh tìm hiểu về giải phẫu học, dinh dưỡng và giáo dục giới tính.
Nhiều trường trung học cung cấp chương trình danh dự Honor Program, chương trình nâng cao Advanced Placement (AP) hoặc tú tài quốc tế (IB). Đây là những hình thức đặc biệt mà học sinh gặp nhiều thử thách và bài học tích cực hơn so với nhịp độ khóa học tiêu chuẩn. Honors, AP hay IB thường được thực hiện trong các lớp 11 hoặc 12 của trường trung học, nhưng có thể được thực hiện sớm nhất là lớp 9, trong đó AP dùng để hoàn thành một số tín chỉ chương trình đại học ngay khi học sinh còn đang học trung học.
Học sinh quốc tế có thể đăng ký xin thị thực loại F-1 để nhập học tại một trường trung học tư thực hoặc loại J-1 để tham gia chương trình giao lưu văn hóa tại 1 trường công lập. Mỹ khuyến nghị du học sinh quốc tế chọn trường trung học tư thục (private high school) với loại visa F-1, tuy nhiên luật di trú Mỹ cũng cho phép học sinh quốc tế học tối đa 12 tháng tại 1 trường trung học công lập (public high school) bằng loại visa F-1 nếu trường công lập đó được phép cấp I-20. 
     2) Chương trình cao đẳng cộng đồng tại Mỹ
Có khoảng 15 triệu sinh viên đang học tại 1,132 trường cao đẳng cộng đồng (community college) trên khắp nước mỹ, gần 45% sinh viên tốt nghiệp đại học đã học tại cao đẳng cộng đồng và sau đó chuyển tiếp lên đại học. Ngày càng có nhiều sinh viên quốc tế học tập tại các trường cao đẳng cộng đồng Mỹ, nơi đem đến cơ hội phổ biến giúp sinh viên hoàn thành hai năm đầu chương trình cấp bằng cử nhân. Sinh viên quốc tế coi trường cao đẳng cộng đồng như điểm khởi đầu trong nỗ lực học tập lấy bằng đại học bốn năm hoặc bằng cao học tại một trường đại học Mỹ.
Trong thực tế, nhiều chuyên gia tư vấn đại học cho rằng sinh viên nên học chương trình giáo dục cơ bản tại trường cao đẳng cộng đồng trước, sau đó chuyển tiếp lên đại học để hoàn tất giai đoạn 2 năm chuyên ngành cuối cùng. Nhiều trường cao đẳng cộng đồng và trường đại học hệ bốn năm ký hợp đồng liên kết giúp cho việc chuyển tiếp được dễ dàng hơn. Ngoài chương trình chuyển tiếp lên đại học, trường cao đẳng cộng đồng ở Mỹ còn có các chương trình dạy nghề. Các chương trình này đào tạo sinh viên hàng trăm ngành nghề khác nhau: quản trị kinh doanh, lập trình máy tính, điều dưỡng, thiết kế thời trang, quản lý khách sạn và nhà hàng, công nghệ nano, công nghệ nhiếp ảnh, kỹ thuật hoặc nghệ thuật quảng cáo. Sinh viên hoàn thành các khóa học này sẽ nhận được bằng hoặc chứng chỉ. Sinh viên quốc tế hoàn thành chương trình dạy nghề tối thiểu chín tháng có đủ điều kiện tham gia chương trình thực tập tùy chọn (optional practical training) và được phép làm việc liên quan đến lĩnh vực đã học có nhận lương trong khoản thời gian tối đa 12 tháng.
Học ở cao đẳng cộng đồng khác với học ở trường đại học hệ bốn năm ở những điểm sau:
  • Nhập học dễ dàng: 
Điểm TOEFL hoặc IELTS và các yêu cầu tuyến sinh đối với trường cao đẳng cộng đồng thường thấp hơn so với trường đại học hệ bốn năm. Nhiều trường cao đẳng cộng đồng có chương trình ESL (Dạy Tiếng Anh Cho Người Nước Ngoài) hoặc bồi dưỡng toán cho các sinh viên có điểm quá thấp trước khi bắt đầu học chương trình học thuật.
  • Học phí thấp: Học phí tại trường cao đẳng cộng đồng có thể thấp hơn từ 30% đến 80% so với trường đại học của Mỹ. Điều này giúp sinh viên tiết kiệm được rất nhiều chi phí trong hai năm đầu lấy bằng cử nhân.
  • Sĩ số lớp học nhỏ: Số lượng sinh viên trong lớp hoặc trong trường thường ít hơn so với trường đại học hệ bốn năm. 
Giảng viên và chuyên gia tư vấn có thể dành nhiều thời gian cho từng sinh viên hơn. Nhiều sinh viên quốc tế và Mỹ cho rằng học tập tại trường có quy mô nhỏ trong hai năm đầu giúp sinh viên dễ dàng hòa nhập với trường đại học hệ bốn năm quy mô lớn trong hai năm cuối đại học.
  • Môi trường lớp học thân thiện: 
Trong môi trường giáo dục Mỹ, sinh viên thường cạnh tranh nhau về điểm số. Sinh viên quốc tế không nói tiếng Anh tốt thường bị hạn chế. Thông thường, sinh viên quốc tế sẽ cảm thấy vui vẻ và thoải mái hơn trong lớp học quy mô nhỏ nơi có ít sự cạnh tranh hơn.
Dịch vụ hỗ trợ mạnh mẽ: Các trường cao đẳng cộng đồng thường cung cấp dịch vụ cho sinh viên quốc tế chu đáo hơn như hướng dẫn nộp đơn xin visa, tìm nhà ở, đón sân bay, tư vấn chọn lớp học, hỗ trợ các vấn đề về di trú.
  • Thích nghi dễ dàng: Hai năm tại trường cao đẳng cộng đồng giúp sinh viên quốc tế nâng cao kỹ năng tiếng Anh và làm quen với hệ thống giáo dục và văn hóa Mỹ. 
     3)Chương trình đại học tại Mỹ
Giáo dục đại học tại Mỹ nói chung đi theo triết lý là giáo dục toàn diện, từ đào tạo cử nhân (bachelor), thạc sĩ (master) đến tiến sĩ (Phd). Điều này có nghĩa rằng bất kể con đường học tập của bạn như thế nào, bạn sẽ được tiếp xúc với một loạt các khóa học trong các ngành khoa học xã hội, nhân văn, ngôn ngữ và khoa học tự nhiên. Văn bằng đại học ở Mỹ được gọi là bằng cử nhân, chương trình đào tạo cử nhân có độ linh hoạt cao và cho phép sinh viên tạo ra con đường học tập riêng của mình. Bằng cử nhân được cấp khi bạn hoàn thành được một số tín chỉ nhất định trong khoảng thời gian 4 năm. Sau khi hoàn tất mỗi môn học sinh viên sẽ nhận được số từ 3 đến 5 tín chỉ. Để nhận được bằng cử nhân sinh viên cần hoàn tất từ 120 – 130 tín chỉ học kỳ (semester credits) hoặc đến 180 – 190 tín chỉ mùa (quarter credits).
Hầu hết các chương trình cấp bằng cử nhân gồm bốn loại khóa học. Các khóa học cốt lõi là các khóa học bắt buộc quy định bởi trường và thường bao gồm một loạt các khóa học nhân văn, khoa học xã hội và toán học. Chuyên ngành chính của bạn là ngành mà bạn chọn tập trung nghiên cứu và chiếm từ 25 phần trăm và 50 phần trăm tổng số các khóa học để lấy bằng cử nhân của bạn. Chuyên ngành phụ của bạn là chuyên ngành học tập trung lớn thứ hai. Số lượng tín chỉ của nó thường bằng một nửa số tín chỉ của chuyên ngành chính. Các khóa học tự chọn có thể được lựa chọn học ở bất kỳ một khoa nào và bao gồm số tín chỉ cần thiết còn lại để tốt nghiệp.
Tiêu chí tuyển sinh đại học Mỹ thông thường yêu cầu:
  • Sinh viên đã hoàn tất bằng tốt nghiệp trung học.
  • Thông thạo tiếng Anh qua kết quả thi TOEFL iBT từ 61 điểm hoặc IELTS 6.0.
  • Các bài kiểm tra chuẩn hóa khác như SAT I, SAT II hoặc ACT.
  • Đủ khả năng tài chính để trang trải cho 1 năm học đầu tiên
     4) Chương trình học tiếng Anh tại Mỹ
Hàng năm có khoản 10,000 du học sinh đến Mỹ để học tiếng Anh. Nhiều sinh viên đến Mỹ học tiếng Anh để chuẩn bị nhập học vào đại học và cao đẳng ở Mỹ; các sinh viên khác đến để học tiếng Anh và trải nghiệm cuộc sống Mỹ; một số sinh viên đến để nâng cao tiếng Anh giúp tìm một công việc tốt hơn tại quê nhà.
Có thể chương trình Anh ngữ không phải là lựa chọn đầu tiên khi sinh viên nghĩ đến và nhiều sinh viên nghĩ rằng kỹ năng tiếng Anh của mình là tốt. Nhưng, sinh viên nên cân nhắc kỹ chương trình Anh ngữ, đặc biệt là chương trình tiếng Anh chuyên sâu. Nâng cao kỹ năng tiếng Anh sẽ giúp sinh viên có cơ hội đạt điểm TOEFL hoặc IELTS cao hơn, điều đó có nghĩa là sinh viên sẽ có nhiều cơ hội hơn để lựa chọn trường phù hợp với định hướng học tập. Sinh viên cũng sẽ thấy lớp học trở nên dễ dàng hơn và học tập tốt hơn nhờ có khả năng tiếng Anh tốt.
Môi trường lớp học và hệ thống giáo dục đại học ở Mỹ rất khác biệt. Sinh viên được khuyến khích tham gia thảo luận trong lớp, chia sẻ quan điểm, tranh luận và giải thích lý do, trình bày trước lớp và làm việc theo nhóm với các sinh viên khác trong lớp. Tham gia trong lớp cùng với bài kiểm tra, bài đố và làm các dự án là các yếu tố quyết định điểm số của môn học. Hầu hết các khóa học tiếng Anh đều có các đặc điểm như sau:
  • 20-25 giờ học mỗi tuần.
  • 5 cấp độ, mỗi cấp độ kéo dài 1 học kỳ hoặc 12 cấp độ, mỗi cấp độ kéo dài 1 tháng.
  • Sĩ số trung bình từ 16 đến 45 học viên/lớp, trường có sĩ số lớp học càng cao thì mức học phí càng thấp.
  • Học phí trung bình từ $600 đến $1,800/tháng tùy trường và tùy đặc điểm chương trình học.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *